Tại sao không nên dùng sound card tích hợp khi thu âm?

Có nên dùng sound card tích hợp khi thu âm?

Nhiều ý kiến cho rằng, sound card tích hợp có thể là một giải pháp tạm thời, nếu giảm đi các đòi hỏi cao về chất lượng thu âm. Vấn đề là khi thu âm với sound card tích hợp, những phẩm chất âm thanh đạt được sẽ như thế nào? Hay chất lượng thu âm sẽ khác biệt ra sao giữa một card âm thanh với một thiết bị thu âm audio interface chuyên dụng?

Sound card tích hợp là gì?

Sound card là loại card âm thanh được tích hợp sẵn trên mainboard máy tính, được thiết kế cho nhu cầu cơ bản như: nghe nhạc, xem phim, hội thoại online. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chất lượng âm thanh chỉ ở mức nghe được, hoàn toàn không có độ trong, độ chi tiết, trung thực… để có thể xuất bản một sản phẩm âm thanh có giá trị với người nghe.

Sound card là gì?
Sound card là gì?

Một số sound card tích hợp phổ biến như: Realtek ALC, VIA Audion, hay card Intel có thể xem phim, nghe nhạc mức cơ bản, nhưng khi thu âm dễ bị nhiễu, độ chi tiết kém, độ trễ latancy cao, hoàn toàn không thể chỉnh sửa gì nhiều để có một bản thu đẹp.

Những hạn chế khi thu âm bằng sound card tích hợp

Như chia sẻ phía trên, sound card tích hợp chỉ phù hợp cho nhu cầu nghe nhìn cơ bản, hoàn toàn không đáp ứng được công việc thu âm chuyên nghiệp. Bây giờ, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn những hạn chế của một card màn hình tích hợp trên máy tính.

Sound card có chất lượng âm thanh kém

Độ nhiễu (noise floor) là một trong những lý do chính khiến card âm thanh tích hợp không thích hợp để thu âm. Ví dụ như: khi bạn không nói gì vào micro, vẫn có tiếng “xì xì”, và khi bạn tăng volume, noise cũng bị khuếch đại lên. Hay nếu giọng hát yếu, hoặc micro cần gain cao, noise sẽ càng rõ rệt.

Card tích hợp có độ chi tiết, dải động kém nên hoàn toàn không thu được sắc thái tinh tế trong giọng hát hay nhạc cụ.

Sample rate / bit-depth thấp

Sound card tích hợp thường chỉ giới hạn ở mức 16-bit/44.1kHz hoặc 48kHz, nên không thể thu được âm thanh chi tiết. Trong khi với một thiết bị audio interface chuyên dụng thường hỗ trợ 24-bit/96kHz hay cao hơn, thu được âm thanh cực kỳ chi tiết để có thể xử lý hậu kỳ hay mix nhạc.

Độ trễ (latency) cao

Khi nghe âm thanh thu bằng sound card tích hợp, bạn sẽ thấy âm thanh nghe được không đồng bộ với âm thanh thu vào. Điều này thể hiện rõ nhất khi thu âm giọng hát hay chơi nhạc cụ trực tiếp.

Những thiết bị chuyên dụng như audio interface có thể xử lý rất tốt độ trễ nhờ vào chuẩn driver ASIO trên các máy Windows, hay hệ điều hành MacOS có sẵn Core audio cũng giúp loại bỏ độ trễ khi thu âm.

Những hạn chế khi thu âm bằng sound card tích hợp
Những hạn chế khi thu âm bằng sound card tích hợp

Thiếu cổng kết nối chuyên dụng

Thông thường, một card âm thanh tích hợp chỉ hỗ trợ kết nối một micro hay một nhạc cụ, nên chỉ có thể thu âm giọng hát hay nhạc cụ đơn lẻ. Trường hợp cần thu âm nhiều giọng hát / nhạc cụ cho một nhóm nhạc hay ban nhạc, bạn sẽ cần nhiều cổng kết nối hơn.

Card âm thanh thường chỉ hỗ trợ một cổng TRS 3.5mm hay USB để kết nối micro hay nhạc cụ. Trong khi audio interface chuyên xử lý tín hiệu A/D và D/A nên hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối chất lượng cao, phù hợp với livestream hay thu âm phòng thu như: XLR, TRS / TS (6.35mm), USB-C / Thunderbolt…

Hơn nữa, sound card tích hợp không thể thu âm chất lượng cao do thiếu nguồn phantom 48V cho micro condenser. Cũng không có gain control để điều chỉnh tín hiệu âm thanh thu vào.

Không tương thích với các phần mềm thu âm

Do không được thiết kế chuyên xử lý âm thanh, nên một sound card tích hợp sẽ rất dễ xung đột khi làm việc với các phần mềm âm thanh DAW, hay các plugin xử lý âm thanh thời gian thực.

Vậy ích lợi khi sử dụng audio interface chuyên dụng là gì?

Hãy cùng điểm qua ưu thế khi sử dụng audio interface để thu âm:

Chất lượng thu âm vượt trội

Các đầu chuyển đổi A/D hay D/A chất lượng cao giúp thu âm thanh trung thực, rõ nét, phản ánh đúng sắc thái âm thanh vào/ra.

Hạn chế tối đa tín hiệu nhiễu cho dù có khuếch đại tín hiệu âm.

Đầy đủ kết nối chuyên nghiệp

Một audio interface sẽ hỗ trợ đầy đủ các kiểu kết nối với micro, nhạc cụ và máy tính:

  • XLR: Kết nối micro condenser / dynamic. Truyền tín hiệu balance, sạch, có phantom 48V
  • TRS / TS (6.35mm): Kết nối nhạc cụ (guitar, synth…) hoặc line input
  • Headphone Out (6.35mm hoặc 3.5mm): nghe headphone không bị trễ
  • USB / USB-C / Thunderbolt: kết nối máy tính, truyền âm thanh tín hiệu số
  • MIDI In/Out: kết nối với thiết bị MIDI như keyboard, pad…

Ngoài ra, rất nhiều giao diện âm thanh hỗ trợ nguồn phantom power kết nối micro condenser.

Khả năng điều chỉnh gain, monitor cũng tạo sự thuận tiện khi cần điều chỉnh, tương tác với nguồn âm thanh vào

Tương thích tốt với DAW

Chỉ khi sử dụng audio interface, bạn mới có thể làm việc tốt với DAW do được hỗ trợ ASIO hay Core audio (trên MacOS), điều này giúp thu âm, playback mượt mà.

Bộ xử lý âm thanh chuyên dụng cũng tương thích ổn định với các plugin, phần mềm chỉnh sửa âm thanh.

Mở rộng khả năng xử lý âm thanh

Một số audio interface tích hợp DSP xử lý âm thanh ngay trên thiết bị, thêm hiệu ứng, màu sắc âm thanh một cách mượt mà không qua máy tính, giảm tải cho CPU.

Hay giao diện âm thanh có hỗ trợ bộ chỉnh âm sắc EQ giúp điều chỉnh tần số (âm trầm, trung, cao) của tín hiệu âm thanh; hay tạo hiệu ứng vang reverb cho cảm giác không gian, độ vang giống như hát trong phòng kín, hội trường, nhà thờ…

Một số thiết bị có tích hợp peamp cao cấp, khuếch đại tín hiệu micro lên mức line để xử lý.

Lời kết

Một sound card tích hợp chắc chắn không phù hợp để có một bản thu chất lượng. Nếu bạn nghiêm túc trong việc thu âm thì nên đầu tư một bộ audio interface chuyên dụng để có một trải nghiệm âm thanh rõ ràng và chuyên nghiệp.

Nếu bạn băn khoăn về giá, có thể tham khảo bài viết giá bán audio interface.