Các sai lầm khi mua audio interface và cách phòng tránh

Các sai lầm và cách phòng tránh khi mua audio interface

Với một người có kinh nghiệm trong nghề thu âm, một audio interface tốt rất quan trọng trong việc thu và xử lý âm thanh. Thế nhưng, không ít người vẫn mắc những sai lầm tai hại khiến thiết bị được mua về không đúng như kỳ vọng về chức năng và nguồn ngân sách. Bài viết hơm nay, chúng ta sẽ chỉ ra những lỗi quan trọng cần tránh để có một bộ xử lý âm thanh như ý.

Mua đúng audio interface có quan trọng?

Audio interface rất cần thiết để tiêp nhận âm thanh đầu vào, chuyển thành tín hiệu số để kỹ sư âm thanh có thể xử lý. Thành phẩm cuối cùng phải là một đoạn âm thanh hay, thực tả được cảnh vật, tâm trạng của thế giới, của nhân vật mà các nhà sáng tác âm nhạc hay nội dung số muốn truyền tải.

Tuy nhiên, không ít khách hàng không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua. Điều này, một phần chính là do sự thiếu kinh nghiệm, khiến audio interface mua về không đúng kỳ vọng, hoạt động không có hiệu suất.

Vì thế, hôm nay, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm thiết thực giúp bạn chọn được một thiết bị xử lý âm thanh như ý.

Mua Audio interface không đúng nhu cầu làm hiệu suất công việc giảm, tăng thêm chi phí
Mua Audio interface không đúng nhu cầu làm hiệu suất công việc giảm, tăng thêm chi phí

Tổng hợp các lỗi thường gặp khi mua audio interface

Bạn có thể có kinh nghiệm sử dụng audio interface để tạo ra một đoạn âm thanh tuyệt hảo. Nhưng, khi mua mới một bộ giao diện âm thanh, ngoài biết cách sử dụng thành thạo, bạn cần có một cái nhìn tổng quan để tránh tình trạng thiết bị mang về không đáp ứng được yêu cầu về chức năng lẫn hiệu suất.

Không xác định rõ nhu cầu sử dụng audio interface

Không ít người đứng trước vô số audio interface trên thị trường, trở nên lúng túng, không biết nên chọn mua thiết bị nào. Cuối cùng, giải pháp của họ là mua theo cảm tính, bị hấp dẫn bởi các thông số khủng, các trang thiết bị và phụ kiện xịn sò.

Giả như, người thu âm giọng hát nhưng lại chọn giao diện âm thanh có quá nhiều cổng input/output, không sử dụng được hết các chức năng nhưng lại đội chi phí lên rất nhiều. Ngược lại, thu âm một nhóm nhạc, có sự kết hợp giữa giọng hát với các nhạc cụ nhưng lại không mua interface không đủ số kết nối cần thiết, khiến việc thu âm không hiệu quả, hay phải đầu tư thêm thiết bị mở rộng cũng làm tăng thêm chi phí.

Nhìn chung, hậu quả của việc không xác đinh rõ nhu cầu sử dụng chính là lãng phí tiền bạc, làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt khi khai triển các dự án thu âm.

Lời khuyên:

  • Lập danh sách nhu cầu cụ thể: số micro, nhạc cụ sẽ kết nối cùng lúc.
  • Xác định mục đích sử dụng: thu âm, livestream, podcast hay thu band nhạc.
  • Dự trù số lượng input/output tối thiểu và tối đa.

Quá chú trọng giá mà bỏ qua chất lượng thiết bị

Tiền là con số trực quan nhất, dễ nhận thấy nhất nên nhiều người khi tìm mua audio interface chỉ so sánh về mặt giá cả. Vấn đề này cũng do một phần nhận thức không đầy đủ về các phẩm chất thiết bị như: preamp, driver, độ trễ, khả năng hỗ trợ micro thu âm condenser…

Kết quả khi không kiểm tra kỹ lưỡng khả năng thu âm của audio input interface sẽ là âm thanh kém, noise cao, nhiều tạp âm. Tệ hơn nữa, thiết bị giá rẻ có thể có driver không ổn định, thường xuyên treo máy hay bị mất kết nối, gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc. Ngoài ra, bộ xử lý âm thanh đầu vào không xử lý tốt độ trễ cũng gây khó chịu cho người nghe. Lúc đấy, có thể bạn sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí hơn để mua thêm trang thiết bị phụ trợ.

Lời khuyên:

  • Chọn thương hiệu uy tín, có tiếng trong lĩnh vực âm thanh.
  • Đọc review, trải nghiệm người dùng thực tế.
  • Ưu tiên các model được đánh giá cao trong tầm giá.
Bạn cần thu âm như thế nào, cần audio interface có tính năng gì?
Bạn cần thu âm như thế nào, cần audio interface có tính năng gì?

Bỏ qua khả năng tương thích với máy tính và phần mềm

Mua interface không hỗ trợ hệ điều hành bạn đang dùng (Windows, macOS, Linux). Đây là lầm tưởng của rất nhiều người, không phải chỉ cần kết nối được với máy tính là audio interface có thể làm việc hiệu quả. Vì bộ xử lý âm thanh cần phải có driver tương thích với phiên bản hệ điều hành mới hoạt động ổn định và hiệu quả.

Nếu driver không được cập nhật kịp với hệ điều hành có thể gây lỗi, mất kết nối, hay treo hệ thống thu âm.

Đặc biệt, macOS nổi tiếng với tác vụ “cắm vào là sử dụng luôn”. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận khi không cài driver sẽ không thực hiện được đầy đủ các tính năng thiết bị như: DSP, mixer nội bộ, routing,…

Lời khuyên:

  • Truy cập website nhà sản xuất kiểm tra danh sách tương thích.
  • Xem feedback người dùng về tính ổn định trên hệ điều hành của bạn.
  • Tìm hiểu xem interface có plugin hoặc tính năng riêng hỗ trợ DAW bạn dùng không.

Không chú ý đến chuẩn kết nối

Trên các audio interface hiện nay, phổ biến nhất là các chuẩn kết nối USB 2.0, USB 3.0/3.1, USB-C, Thunderbolt. Tuy nhiên, một số máy tính cũ lại chỉ hỗ trợ chuẩn USB 2.0. Hay máy tính chạy windows chỉ hỗ trợ chuẩn USB, trong khi bạn mua audio interface theo chuẩn kết nối thunderbolt nên nảy sinh vấn đề không tương thích giữa 2 thiết bị phòng thu âm.

Một trong những giải pháp được đưa ra là dùng một bộ adapter chuyển đổi. Tuy nhiên, cách giải quyết này không phải lúc nào cũng ổn định, dễ bị mất tín hiệu hoặc sụt giảm chất lượng thu âm.

Lời khuyên:

  • Kiểm tra cổng trên máy tính và audio interface trước khi mua, đảm bảo tương thích về kết nối.
  • Ưu tiên chuẩn kết nối phổ biến, dễ dùng (USB 3.0, USB-C).
  • Nếu dùng Mac hoặc máy hỗ trợ Thunderbolt, chọn interface tương ứng.

Không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của preamp

Preamp quyết định mức độ khuếch đại tín hiệu micro, ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh đầu ra. Chỉ micro condenser thu âm chi tiết để có thể bỏ qua tính năng của preamp. Nhưng nếu bạn sử dụng micro dynamic, bạn sẽ cần có preamp để thu được âm thanh rõ nét, chi tiết nhất.

Cụ thể, khi thu âm bằng micro dynamic, bạn cần audio interface hỗ trợ preamp gain cao trên 55dB. Nếu preamp yếu sẽ khiến âm thanh thu nhỏ, thiếu lực, hoặc phải mua thêm thiết bị booster như Cloudlifter.

Lời khuyên:

  • Tìm hiểu kỹ thông số gain của preamp.
  • Đọc review về chất lượng preamp thực tế (độ trong, độ nhiễu).
  • Ưu tiên interface có preamp được đánh giá cao nếu bạn sử dụng micro dynamic hoặc cần âm thanh chất lượng cao.

Bỏ qua khả năng mở rộng của audio interface

Vấn đề này rất thường xuyên xảy ra với các bạn mới bắt đầu học hỏi nghề thu âm. Với việc chỉ chú trọng nhu cầu trước mắt là thu âm giọng hát, có một vài kết nối với nhạc cụ. Nhưng khi dự án thu âm yêu cầu có sự kết hợp đa thiết bị, đa nhạc cụ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng thêm khả năng kết nối. Cũng có khi bạn đã mua một thiết bị xử lý âm thanh đầu vào không hỗ trợ kết nối đa dạng, điều này sẽ khiến bạn phải đầu tư thiết bị mới gây tốn kém.

Lời khuyên:

  • Chọn interface có cổng mở rộng hoặc module mở rộng (expansion).
  • Dự đoán trước khả năng phát triển studio, tránh mua thiết bị chỉ phục vụ ngắn hạn.

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã cùng điểm qua những sai lầm mà người mua audio interface thường mắc phải. Bạn có thể thấy rằng, việc dự đoán đúng nhu cầu sử dụng không chỉ giúp ích rất nhiều cho khả năng mở rộng về sau, mà còn giúp tiết kiệm được một nguồn ngân sách không nhỏ, tăng sự linh hoạt trong các dự án thu âm. Chúc các bạn luôn sáng suốt để luôn đầu tư đúng cho nhu cầu của mình.