Audio interface Đức – điểm 10 cho chất lượng và sự bền bỉ

Đánh giá phẩm chất của các audio interface có xuất xứ từ Đức

Audio interface, thiết bị thiết yếu cho một phòng thu âm chuyên nghiệp, hay một người dùng có yêu cầu cao về âm thanh đầu ra. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài, nổi bật là các sản phẩm đến từ Anh – Mỹ – Đức. Trong đó, các nhà làm nhạc chuyên nghiệp đánh giá rất cao những audio interface xuất xứ từ Đức. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những dòng sản phẩm được sản xuất tại Đức nhé.

Tổng hợp những thương hiệu Audio interface nổi tiếng trên thị trường

Audio input interface là cầu nối giữa các thiết bị âm thanh với hệ thống máy tính. Khi chọn mua, tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách mà người ta chọn những thiết bị đáp ứng tốt nhất trong điều kiện của mình. Điểm qua những thương hiệu sản phẩm đang được ưa chuộng nhất tại Việt Nam sau đây:

Audio Interface Focusrite Scarlett Solo Gen 4 của Anh rất thành công trên thị trường
Audio Interface Focusrite Scarlett Solo Gen 4 của Anh rất thành công trên thị trường

Audio interface của Focusrite (Anh)

Đầu tiên xin giới thiệu dòng audio interface xuất xứ từ Anh quốc, được phần đông người dùng lựa chọn cho như cầu sử dụng cá nhân vì nhỏ gọn, giá rẻ nhưng chất lượng khá tốt.

Các thiết bị của hãng này nổi bật vì xử lý preamp tốt, trong đó phải kể đến hai dòng Scarlett và Clarett, giúp xử lý âm thanh dễ dàng.

Điểm trừ là độ trễ latency không được tối ưu như các dòng cao cấp.

Audio input interface của Audient (Anh)

Cũng là một thương hiệu từ Anh, cho chất lượng xử lý preamp rất cao, có thể gần đạt ngưỡng của các thiết bị audio interface cao cấp. 

Các thiết bị từ Audient hỗ trợ rất nhiều trong công việc xử lý và sản xuất âm nhạc. Với một nguồn ngân sách không được dồi dào thì đây là một lựa chọn lý tưởng cho yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, vấn đề cũng rất đáng được lưu tâm khi chọn các dòng audio interface của Audient là số lượng cổng kết nối khá ít nên sẽ không sử dụng được nhiều thiết bị âm thanh cùng lúc.

Audio interface của Apogee (Mỹ)

Khi nói đến một sản phẩm tại Mỹ, người ta sẽ hình dung về một thiết bị hiện đại, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Không nằm ngoài định hướng ấy, các audio interface do Apogee (Mỹ) sản xuất được thiết kế hợp thời, đặc biệt khi ứng dụng trên iOS hay macOS.

Thiết bị xử lý âm thanh xuất sắc, hỗ trợ tối đa về DSP cho hiệu ứng âm tuyệt đỉnh, có thể phối ra những bản nhạc sôi động, phù hợp với thị hiếu của người thưởng thức âm nhạc hiện nay.

Mặc dù audio interface của Apogee có thể tạo ra sản phẩm âm nhạc với chất lượng âm thanh tuyệt vời, nhưng bạn cũng nên cân nhắc vì giá cả không hề rẻ. Bạn cần đầu tư một số tiền kha khá mới có thể sở hữu một thiết bị âm thanh hiện đại như vậy.

Audio interface của Universal Audio (Mỹ)

Một audio interface tích hợp DSP mạnh mẽ, cho hiệu ứng âm thanh trung thực nhất. Các bản nâng cấp phần mềm luôn được cập nhật kịp thời để chất lượng xử lý âm luôn làm hài lòng bất kỳ người nghe cuối nào.

Nói về các sản phẩm của Universal Audio, không thể không nói đến hệ sinh thái UAD, cung cấp một giải pháp hoàn hảo về thu âm, xử lý và sản xuất âm nhạc.

Hệ sinh thái UAD là gì? Đó là một nền tảng các thiết bị âm thanh độc quyền được phát triển bới Universal Audio. Đó là các thiết bị audio interface, các thiết bị bổ trợ về DSP, các plugin hay các driver dành cho audio input interface… Tất cả bổ trợ cho nhau tạo nên một vòng tròn xử lý âm thanh khép kín cho ra những sản phẩm chất lượng nhất.

Mặc dù cực ký hữu ích khi sản xuất âm thanh, nhưng audio interface cũng như các thiết bị, phần mềm Universal Audio khác đều có giá thành rất cao và phụ thuộc vào hệ sinh thái UAD, nếu bạn muốn một sự linh động hơn về các giải pháp âm thanh thì Universal Audio không phải là một giải pháp tối ưu.

Audio interface Steinberg (Đức)

Một sự kết hợp hoàn hảo với các phần mềm âm thanh thông dụng nhất trên thế giới Cubase và Nuendo. Audio interface của Steinberg từ lâu đã được giới âm nhạc chuyên nghiệp đánh giá rất cao về tính ổn định, cho ra những sản phẩm âm thanh trung thực, có độ trễ âm rất nhỏ để phần đông người nghe không cảm nhận được.

Nghệ sỹ với audio interface Steinberg của Đức
Nghệ sỹ với audio interface Steinberg của Đức

Thiết bị có giá thành tương đối thấp, phù hợp với số đông người dùng. Đồng thời, thiết bị cũng được hỗ trợ tối đa trong hệ sinh thái Yamaha.

Tuy nhiên, nếu là một người làm nhạc hiện đại, chú trọng nhiều về các hiệu ứng âm thanh thì bạn cũng nên cân nhắc vì thiết bị không hỗ trợ DSP.

Audio interface của RME (Đức)

Một thương hiệu Đức rất nổi tiếng trên thị trường và được đánh giá rất cao bởi những nhà làm nhạc hàng đầu. Audio interface của RME đơn giản nhưng luôn cho âm thanh trung thực nhất hiện nay, có độ trễ latency thấp nhất so với các thương hiệu khác.

Không chỉ cho khả năng xử lý âm cực tốt, audio interface này đã được kiểm chứng là rất bền bỉ, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng tốt trong một thời gian dài mà không lo về sự lỗi thời, xuống cấp của thiết bị.

Tuy nhiên, các sản phẩm RME cũng không hỗ trợ DSP để có thể phối với các nhạc cụ điện tử, không phù hợp với phong cách âm nhạc hiện đại.

Đánh giá chung về các thương hiệu audio interface

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ một số thương hiệu sản xuất audio interface phổ biến trên thế giới. Sự đa dạng của các thương hiệu card âm thanh ngoài này đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về một thiết bị cầu nối giữa thiết bị thu âm với máy tính. Để chọn đúng loại sound card ngoài, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

Với yêu cầu bình thường, không đòi hỏi quá cao về âm thanh đầu ra, chất lượng ổn định, thích hợp với nguồn ngân sách hạn chế, bạn có thể chọn các thương hiệu từ Anh như: Focusrite, Audient.

Nếu ưa thích sự phá cách về âm thanh, phù hợp với các nhạc cụ cổ điển và cả các nhạc cụ điện tử thời thượng, bạn có thể chọn các thương hiệu từ Mỹ, với sự hỗ trợ hiệu ứng tuyệt vời từ DSP như: Universal Audio, PreSonus, Apogee… Tuy nhiên, số tiền để có một thiết bị xử lý âm thanh đầu vào tiến tiến này lại không hề nhỏ, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Một sự lựa chọn hoàn hảo về tính ổn định, chất lượng âm thanh đầu ra đẳng cấp nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách, phù hợp với rất nhiều hệ thống phòng thu âm chuyên nghiệp là các audio interface xuất xứ từ Đức. Các sản phẩm thu âm sản xuất tại Đức luôn đáp ứng đầy đủ về phẩm chất, sự bền bỉ, giá thành lại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trung và cao cấp. Một số thương hiệu Đức nổi bật như: RME, Steinberg, Behringer…

Audio interface xuất xứ từ Đức là sự lựa chọn hoàn hảo của các phòng thu chuyên nghiệp?

Rất nhiều phòng thu âm chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới lựa chọn thiết bị audio interface Đức trong hệ thống xử lý âm thanh của mình. Tại sao lại như vậy?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, audio interface sản xuất tại Đức là sự kết hợp hài hòa giữa chất lượng âm thanh đầu ra, sự bền bỉ và ngân sách cho mỗi khách hàng.

Audio interface Đức giá rẻ nhưng chất lượng cao
Audio interface Đức giá rẻ nhưng chất lượng cao

Hiệu suất

Audio interface Đức không quá chú trọng về công nghệ như của Mỹ nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra không hề thua kém. Sự ổn định của driver giúp xử lý tốt tín hiệu đầu vào trong một thời gian dài mà không phải cập nhật nhiều như thiết bị của Mỹ.

Dù audio interface của Đức không hỗ trợ DSP nhưng với kỹ thuật sản xuất đỉnh cao, thiết bị vẫn có thể thu-phát âm thanh với độ trễ thời gian (latency) thấp nhất.

Chất lượng âm thanh trung thực

Các audio interface sản xuất tại Đức thường chú trọng tính nguyên bản của âm thanh gốc. Trong khi các thiết bị của Mỹ dựa rất nhiều vào các hiệu ứng âm thanh DSP, nên âm thanh đầu ra luôn trung thực, rất thích hợp cho công việc hòa âm, phối khí.

Bền bỉ với thời gian

Bất kỳ khách hàng nào cũng đánh giá rất cao sự bền bỉ của hàng hóa Đức. Trong lĩnh vực âm thanh cũng vậy, các audio interface do Đức sản xuất có thể hoạt động mạnh mẽ, xử lý chính xác trong suốt một thời gian dài mà không cần quá chú trọng đến các bản nâng cấp driver.

Giá thành tương đối nhưng cho chất lượng xử lý âm vượt trội

So với các sản phẩm Mỹ, thường được hỗ trợ các công nghệ hiện đại như DSP, audio interface của Đức vẫn trung thành với cách thiết kế trước đây. Chính vì thế, giá thành khá rẻ nếu so với một sản phẩm có các tính năng tiên tiến của Mỹ, nhưng âm thanh đầu ra cũng đạt chất lượng không hề thua kém khi so với các hiệu ứng âm từ DSP.

Lời kết

Nội dung trên đã chỉ ra những đặc điểm của các audio interface phổ biến từ các quốc gia trên thế giới. Những thông tin này có thể giúp các bạn có thêm cơ sở để biết được thiết bị nào phù hợp để trang bị cho phòng thu của mình. Nếu còn phân vân, bạn hãy đến ngay SoundThinks để được trải nghiệm audio interface theo tiêu chuẩn Đức và các nước khác nhé.

Xem thêm các thiết bị phòng thu âm khác:

Mic thu âm

Soundcard hát livestream

Loa kiểm âm

Headphone kiểm âm

Midi Controller

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *